Đến ngọn Thủy Sơn ở phía Đông, du khách cứ ngỡ mình đã chiêm ngưỡng được toàn vẹn những vẻ đẹp non nước hữu tình của khu danh thắng, thực tế cảnh đẹp Ngũ Hành Sơn không chỉ có ở ngọn Thủy Sơn mà nó được phân bổ đều ở năm ngọn núi, mỗi nơi có vẻ đẹp riêng. Đến khu vực phía Tây với ngọn Kim Sơn, Hỏa Sơn và chùa Quán Thế Âm du khách không chỉ tham quan, chiêm ngưỡng với hang động chùa chiền mà còn cảm nhận một không gian thoáng đãng tĩnh lặng, nên thơ và hữu tình với hình ảnh con sông Cổ Cò uốn quanh bãi bồi, đồng lúa, những ngày hè, làn gió mát từ sông phả lên mang theo hương thơm tinh khiết của những đóa hoa sen…
Du khách như được đắm mình trong không gian vừa độc đáo, vừa thân thuộc của làng quê Việt Nam, hòa quyện trong tiếng chuông chùa tụng niệm sớm chiều. Nơi đây còn có duyên lành: trong thạch động núi Kim Sơn có đức phật Quan Âm hiển thị bằng thạch nhũ thiên tạo phủ đầy sắc màu tâm linh, hằng năm có Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 (âm lịch) có hàng vạn chư tôn, thiền đức, đạo hữu về chiêm bái lễ Phật.
“Mô hình chùa Ngọc Thạch Quán Thế Âm“
Giữa một không gian nên thơ và hữu tình, được sự đồng ý của Thành hội phật giáo và sự phê chuẩn xây dựng của nhà nước, các vị sư nơi đây với lòng tâm huyết vì đạo pháp và sự đóng góp của thập phương đã chọn dưới chân núi Kim Sơn xây dựng một chùa Ngọc Thạch. Đây là ngôi chùa Ngọc Thạch có quy mô lớn nhất Việt Nam cũng là một trong 20 hạng mục lớn trong dự án công viên lịch sử văn hóa Ngũ Hành Sơn. Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 3/2/2010 (nhằm ngày 19/2 năm Canh Dần) dự kiến hoàn thành vào năm 2015.
Tuy được xây dựng mới nhưng chùa Ngọc Thạch Quán Thế Âm được giữ nguyên lối kiến trúc cổ hài hòa về phong thủy, lưng tựa vào núi Kim sơn, chính diện nhìn ra sông Cổ Cò, thoáng mát về mùa hè, vừa được che chắn giá rét ấm cúng về mùa đông.
Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, bằng chất liệu đá cẩm thạch bao phủ, nằm trên một tòa sen năm cánh, tượng trưng cho ngũ trí, ngũ nhãn của Phật và Bồ tát theo thuyết Ngũ Hành, dịch lý Phương đông ứng với danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Khuôn viên chùa có tổng diện tích: 34.729m2, diện tích xây dựng 6.658m2, được xây dựng 2 tầng với độ cao 37,29m. Tại chính diện thờ trên 40 pho tượng được làm bằng đồng, đá và gỗ có kích thước từ 1,5m đến 2m. Tầng dưới là một hội trường đa năng có nhiều hạng mục được sử dụng với công nghệ hiện đại. Ngoài ra còn có nhiều hạng mục khác:
– Tự viện chùa Quan Âm gồm nội – ngoại là nơi thường trú cho các tăng ni tu học. Nơi có pháp hội đường (hội trường) để tổ chức các buổi giảng và khóa tu về Thiện – Tịnh – Mật.
+ Khu điều hành và sinh hoạt lễ hội.
+ Khu truyền tích Quan Âm.
+ Khu lễ đài chính lễ hội Quan Âm gồm 7 hạng mục, trong đó có 628 tôn tượng gồm 12 – 32 – 84 – 500 là các tượng hóa thân và danh xưng Quan Âm có quy cách từ 1,5m đến 2m bằng chất liệu đá. Đặc biệt là mô hình tôn tượng đức Quán Thế Âm lộ thiên cao 12m đến 15m bằng pha lê trong suốt, có đèn chiếu sáng hiện đại, có hệ thống nhạc nước cam lồ và mô hình tượng đức Quán Thế Âm thiên thủ thiên nhãn với kiến trúc 3 tầng và được phủ bằng đồng, các góc mái chùa cong vuốt với những đường nét mềm mại thể hiện kiến trúc của nền văn minh lúa nước.
Nóc chùa có Lưỡng Long chầu Nguyệt, nói lên ước vọng một thế giới hòa bình, thiên nhiên hòa hợp, mưa thuận, gió hòa. Với tứ linh Long – Lân – Quy – Phụng thể hiện ước vọng về sức khỏe, quyền năng, trí tuệ, trường tồn, hoàn mỹ của người xưa.
Chùa Ngọc Thạch Quán Thê Âm với quy mô hoành tráng, không những tạo điều kiện cho khách thập phương về chiêm bái, tu tập mà còn là một công trình kiến trúc độc đáo được làm bằng Thạch Ngọc, tạo điểm nhấn cho khu du lịch phía Tây Ngũ Hành Sơn, góp phần nâng tầm quy mô cho lễ hội Quán Thế Âm đựơc tổ chức hằng năm tại đây.
Khi dự án Công viên văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn hoàn thiện, công trình chùa Ngọc Thạch hiện lên, nằm giữa núi non, ruộng đồng, sông nước sẽ là nét chấm phá vô cùng độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam và sắc màu tâm linh nơi miền đất Phật.
Các bài viết khác
- LÀNG ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚC TẠI ĐÀ NẴNG
- LÀNG ĐIÊU KHẮC ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚC – NƠI THỔI HỒN VÀO ĐÁ
- BẢO TÀNG ĐIÊU KHẮC CHĂM ĐÀ NẴNG
- BÍ ẨN PHẦN THÂN DƯỚI TƯỢNG ĐÁ ĐẢO PHỤC SINH
- LÚNG TÚNG “CỨU” LÀNG NGHỀ LÀM SƯ TỬ ĐÁ
- CHÀNG THANH NIÊN LÀM GIÀU TỪ NGHỀ ĐIÊU KHẮC ĐÁ MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG
- CÔNG NHẬN LÀNG ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚC LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA
- Ý NGHĨA TƯỢNG PHÚC LỘC THỌ
- TƯỢNG ĐÁ ĐƯỢC PHÁT HIỆN Ở HUẾ LÀM TỪ MÁY CÔNG NGHIỆP
- LÀNG NGHỀ ĐIÊU KHẮC ĐÁ NON NƯỚC – ĐIỂM DU LỊCH VĂN HÓA
- BÍ ẨN ‘TIẾNG HÁT’ NGHÌN NĂM CỦA CẶP TƯỢNG ĐÁ KHỔNG LỒ GÁC ĐỀN THỜ PHARAOH Ở AI CẬP
- ‘NHÉT TIỀN VÀO TAY PHẬT LÀ PHỈ BÁNG, HỐI LỘ THÁNH THẦN’
Tam diện
Tượng đa bảo
Đản sanh( phật thích ca ra đời)
Di đà
Di đà
Tượng Phật
Quan âm
Tượng Chăm
Đèn Đá
Tượng Di Lặc
Lư Hương
Tượng La Hán
Nghệ thuật
Tượng Sư Tổ Đạt Ma
Tượng Chúa
Tượng Phật Thích Ca
Tranh non bộ
Tượng Tiêu Diện Hộ Pháp
Tượng Tứ Đại Thiên Vương
Tượng Chuẩn Đề
Tượng Địa Tạng
Tượng Văn Thù Phổ Hiền
Tượng Chú Tiểu